Kiến trúc nhà trên cao nguyên đá gây thương nhớ của người Mông

08:27 AM 20/04/2018

Kiến trúc nhà bình dị nằm giữa mênh mang cao nguyên đá của người Mông gây thương nhớ trong lòng du khách, bởi, nó chứa cả một bề dày văn hoá khó quên.

Vẻ đẹp của cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)
Vẻ đẹp của cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) là sự hòa quyện giữa những khối đá ngút ngàn
cùng thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ và nền văn hóa đặc sắc lâu đời của người dân nơi đây.

Kiến trúc ngôi nhà truyền thống
Kiến trúc ngôi nhà truyền thống là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Mông.

 hình ảnh ngôi nhà ấn tượng
Mọi tiêu chí về sự giàu có, địa vị, hay thời gian định cư trong vùng đều được thể hiện
qua hình ảnh ngôi nhà.

Kiến trúc nhà của người Mông
Kiến trúc nhà của người Mông bị ảnh hưởng lớn từ thiên nhiên, địa hình hiểm trở
và cả khí hậu khắc nghiệt... của vùng cao nguyên đá.

Văn hoá kiến trúc trên cao nguyên đá của người Mông
Văn hoá kiến trúc trên cao nguyên đá của người Mông được hợp thành từ nhiều yếu tố như địa lý,
môi trường, quan niệm sống và những phong tục tập quán nơi đây.

Ngôi nhà chính của người Mông
Ngôi nhà chính của người Mông thường được xây theo một khuôn mẫu kiến trúc nhất định
với 3 gian 2 cửa, trong đó, có 1 cửa chính, 1 cửa phụ và ít nhất là 2 cửa sổ.

3 gian nhà chính
Có thể có 1 hoặc 2 chái nhà nhưng những công trình này không liên quan trực tiếp
đến 3 gian nhà chính.

3 gian nhà chính
3 gian nhà chính sẽ được bố trí theo nguyên tắc: Rộng nhất là gian giữa với các chức năng là nơi thờ,
nơi tiếp khách và ăn uống, sinh hoạt chung của gia đình; bếp và là buồng ngủ của vợ chồng gia chủ
được đặt ở gian bên trái; bếp sưởi và giường khách đặt ở gian bên phải.

 ngôi nhà của người Mông
Trong ngôi nhà của người Mông thường thiết kế thêm sàn gác để chứa đồ và nông sản. Nhờ khói bếp
mà các loại lương thực này không bị mốc, sâu mọt. Khi nhà đông khách, sàn gác cũng được
biến thành nơi ngủ, nhưng chỉ dành cho đàn ông, phụ nữ không được phép ngủ tại đây.

cấu trúc nhà người Mông
Hàng rào đá là một trong những điểm đặc sắc trong cấu trúc nhà người Mông và việc dựng
hàng rào đá thường sẽ được thực hiện ngay sau khi dựng nhà xong.

hàng rào đá
Quá trình xây hàng rào đá (thường cao khoảng 1.5-1.6m) cũng công phu không kém việc xây nhà.
Để có được những bức tường bao quanh nhà, người dân phải mất hàng tháng để nhặt đá
và kỳ công xếp lại.

Hàng rào trong ngôi nhà của người Mông
Hàng rào trong ngôi nhà của người Mông có rất nhiều tác dụng như: xác định ranh giới,
chống gió lạnh, ngăn thú dữ, chắn vật nuôi trong chạy ra ngoài.

Kết cấu ngôi nhà truyền thống của người Mông
Kết cấu ngôi nhà truyền thống của người Mông thường là nhà trình tường, lợp ngói trên hệ
khung mái gỗ. Vật liệu này giúp ngôi nhà đông ấm, hè mát. Việc chọn đất làm nhà rất được
người Mông chú trọng và coi đây là việc đại sự.

nhà của người Mông
Trình tường là công đoạn rất quan trọng, kéo dài, vất vả và công phu nhất trong quá trình làm nhà.
Người thợ làm trình tường phải tạo ra những khuôn gỗ có kích thước dài 1,5m, rộng 0,45-0,5m,
vốn là chiều dày của tường nhà.

cấu trúc nhà của người Mông
Đất trình tường phải là loại tốt, không có các tạp chất như rác, rễ cây, sỏi đá..., được
đổ vào khuôn định vị theo cấu trúc nhà và sử dụng vồ để nện chặt.

nét độc đáo trong kiến trúc nhà của người Mông
Các thanh niên trai tráng trong bản sẽ được huy động đến để trình tường. Công đoạn trình tường
sẽ kết thúc khi tường cao đến cữ dự kiến và chuyển sang khâu lợp mái.

 cấu trúc nhà ở của người Mông
Trong nhà có 2 cây cột cái, nằm ở gian giữa và đòn nóc, đây là 3 cấu kiện quan trọng và
có ý nghĩa nhất trong cấu trúc nhà ở của người Mông. Gia chủ phải chọn ngày tốt,
thắp hương, khấn thần rừng để xin cây gỗ về làm nhà.

ngôi nhà của người Mông
Người Mông cho rằng, cách làm trên sẽ giúp họ không bị thần rừng quở mắng, suôn sẻ
khi làm nhà và giúp mọi người được khoẻ mạnh, ăn nên làm ra...

(Theo VOV)
 
  • Facebook
  • Google